Mục Lục
5 Ý Tưởng Thiết Kế Phòng Bếp Nhỏ Hẹp Gọn Gàng Và Khoa Học
Căn hộ bạn đang ở rất thoải mái, nhưng phòng bếp lại khá nhỏ hẹp khiến bạn không được thoải mái thật sự. Bạn yên tâm bếp nhỏ hẹp không có nghĩa là phòng bếp bừa bộn. Nếu bạn biết cách lựa chọn có chủ đích từng loại sản phẩm cho căn bếp đồng thời trang trí chúng một khoa học. Dưới đây là 5 ý tưởng thiết kế phòng bếp nhỏ hẹp gọn gàng và khoa học nhé.
- Quầy Bar Tủ Bếp Những – Thiết Kế Phù Hợp Với Gia Đình
- Tham Khảo Giá Tủ Bếp Inox Hợp Lý Ở Nhà Bếp Việt
- CÁC MẪU PHÒNG BẾP NHỎ ĐẸP TUYỆT VỜI CHO GIA ĐÌNH TRẺ
Vị trí của đồ đạc trong bếp
- Vị trí đồ đạc hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng làm nên phòng bếp tiện dụng. Ví dụ như phải lưu ý thiết kế chiều cao của kệ bếp cũng như các ngăn đựng đồ sao cho trẻ nhỏ trong nhà không thể tự tiện nghịch các thiết bị có thể gây nguy hiểm như dao kéo hay bật bếp gas.
- Hoặc bếp nấu không nên đặt quá xa bàn ăn, để người nội trợ không phải bưng bê các đồ ăn nặng và nóng quá lâu…
- Việc sắp xếp vị trí của khu “Tam giác hữu dụng” được tạo nên bởi ba thiết bị bếp quan trọng nhất trong nhà bếp: bếp nấu, tủ lạnh và chậu rửa cũng rất quan trọng bởi ba thiết bị này một cách hợp lý, vừa vặn sẽ tối ưu được các bước di chuyển trong bếp và thời gian nấu nướng.
- Thông thường người ta sẽ thiết kế nhà bếp theo kiểu: bồn rửa, bếp nấu và tủ lạnh được đặt thành một hình tam giác với độ rộng 1,2m đến 2,7m mỗi bên. Nếu bạn chưa hiểu nhiều về thông số khi thiết kế phòng bếp, mời đọc thêm: Các thông số tiêu chuẩn trong bài trí nội thất phòng bếp.
Sắp xếp bàn bếp khoa học
- Thay vì sử dụng những chiếc kệ hay tủ bếp kín hoàn toàn, bạn có thể bỏ bớt đi một vài cánh tủ dưới bàn bếp để việc lưu trữ và tìm kiếm đồ đạc dễ dàng hơn. Cách làm này đồng thời cũng tạo cảm giác mở rộng hơn cho không gian bếp nhỏ.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể phân loại và đựng đồ vào những chiếc giỏ mây để giúp căn bếp thêm xinh xắn và gọn gàng.
Bố trí hợp lý tủ, ngăn kéo và các kệ
- Nếu sắp xếp các dụng cụ làm bếp một cách khoa học, bạn sẽ không phải luống cuống đi tìm xem cái dao thái hay chiếc đũa nấu ở đâu khi đang cần kíp. Bạn có thể sử dụng những chiếc giá treo hoặc sử dụng các khay nhỏ để phân chia rõ ràng cho từng món dụng cụ nấu nướng theo thứ tự ưu tiên của mật độ sử dụng.
- Những dụng cụ được sử dụng nhiều nên để ở một tủ riêng gần với bếp nấu hoặc bàn nấu ăn. Và ngược lại, bạn có thể cất gọn những dụng cụ ít dùng ở một chỗ xa hơn.
- Để tăng không gian lưu trữ và bề mặt sử dụng trong nhà bếp, bạn có thể dùng các kệ mở – giúp cung cấp nhiều không gian lưu trữ mà không tạo sự nặng nề cho nhà bếp như các loại kệ kín.
Màu sắc và ánh sáng
- Màu sắc và ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý để có phòng bếp gọn gàng và khoa học. Tại khu vực bếp, các đồ nội thất cố định như tủ bếp hay kệ bếp đã chiếm một khoảng không gian lớn với màu sắc đặc trưng của chúng.
- Tùy theo sở thích về màu sắc nội thất, bạn có thể sử dụng các màu sơn cùng tông hoặc nổi bật cho căn bếp của mình. Thông thường các gam màu xám nhạt và pastel sẽ khiến phòng bếp của bạn sạch sẽ cũng như sáng sủa hơn.
- Bất cứ không gian nào có ánh sáng thiên nhiên cũng đều mang lại cảm giác rộng rãi và thoáng đãng hơn. Tuy nhiên nếu phòng bếp không có cửa sổ, bạn hãy đầu tư hệ thống đèn trần sao cho thật đủ sáng.
- Với phòng bếp quá nhỏ và thấp thì không nên sử dụng các loại đèn chùm hay nhiều đèn trang trí, vì nó sẽ gây ra cảm giác vướng víu, chật chội trong khi nấu nướng.
Tận dụng không gian trần bếp
- Trong nhà bếp sẽ có một số món đồ hiếm khi bạn sử dụng nhưng không thể bỏ đi, vậy thì hãy tận dụng không gian trần bếp để lưu trữ chứng. Trong bức ảnh dưới đây, chủ nhà đã biến chiếc kệ trên cửa sổ thành nơi lưu trữ dầu ô liu.
- Không chỉ có tác dụng lưu trữ một cách gọn gàng và khoa học, chúng còn kéo sự chú ý của mọi người vào chiều cao của nhà bếp và hút mắt tới dầm gỗ mộc tuyệt đẹp của trần bếp.